Góc giải đáp: Nên tiêm vacxin Covid trước hay sau khi tiêm vacxin HPV? | Medlatec

Góc giải đáp: Nên tiêm vacxin Covid trước hay sau khi tiêm vacxin HPV?

Với tình hình dịch Covid-19 vẫn đang xuất hiện ở nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước như hiện nay thì vacxin phòng ngừa vẫn là một giải pháp khiến nhiều người vô cùng quan tâm. Đặc biệt mối tương quan giữa vacxin ngừa Covid-19 và các vacxin phòng bệnh khác cũng rất quan trọng, một trong số đó là: nên tiêm vacxin Covid trước hay sau khi tiêm vacxin HPV? Bài viết dưới đây sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp một số vấn đề liên quan tới 2 loại vacxin này.


26/10/2021 | Kháng thể Covid được tạo ra như thế nào sau khi tiêm vacxin phòng bệnh
11/04/2021 | Các loại vacxin và lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh 2021
07/01/2021 | Trả lời câu hỏi: Vacxin ngừa ung thư cổ tử cung giá bao nhiêu?

1. Công dụng của vacxin Covid-19 và vacxin HPV 

1.1. Vacxin Covid-19

Tiêm chủng là chìa khóa giúp con người chống lại sự tấn công của các căn bệnh truyền nhiễm nhờ kích thích hệ miễn dịch tạo nên các kháng thể chống lại bệnh lây truyền. Vacxin Covid-19 được chế tạo ra cũng nhằm mục tiêu chung của nhân loại đó là ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra viêm đường hô hấp cấp ở người. Tiêm vacxin ngừa Covid-19 giúp hạn chế các ca biến chứng nặng, giảm tải gánh nặng cho nền y tế và giảm tỷ lệ tử vong, đưa xã hội  trở về trạng thái bình thường mới.

Hiện nay tại Việt Nam, vacxin Covid-19 đã được tiêm cho đối tượng trẻ em, thanh thiếu niên từ 12 - 17 tuổi nếu đủ điều kiện sức khỏe khi tiêm (không còn giới hạn trên 18 tuổi như trước đây).

1.2. Vacxin HPV

Virus HPV lây lan chủ yếu là qua con đường tình dục: tiếp xúc với âm đạo, tử cung, dương vật, hậu môn, hầu họng, niêm mạc miệng của người bị nhiễm. Kể cả chạm hoặc hôn vào bộ phận sinh dục của đối tác qua đường miệng cũng có thể bị nhiễm HPV.

Nguy hiểm hơn, HPV còn có khả năng lây nhiễm thông qua con đường khác đó là đồ lót, kim bấm sinh thiết hay dụng cụ cắt móng tay,... Hoặc lây truyền từ mẹ sang con, có thể khiến trẻ sơ sinh mắc phải bệnh đa bướu gai đường hô hấp. 

Vacxin HPV có tác dụng phòng ngừa các bệnh như sau: 

  • U nhú bộ phận sinh dục;

  • Ung thư cổ tử cung;

  • Bệnh sùi mào gà;

  • Mụn cóc sinh dục và bệnh đa u nhú đường hô hấp;

  • Các bất thường cổ tử cung: tổn thương tiền ung thư và ung thư,...

Tính đến thời điểm hiện tại, biện pháp hiệu quả nhất giúp chị em phụ nữ phòng ngừa ung thư cổ tử cung đó là tiêm vacxin HPV. Loại vacxin này khá an toàn, đồng thời có tác dụng lớn đối với việc bảo vệ trẻ em, nam giới và phụ nữ phòng tránh các bệnh liên quan tới virus HPV.

Độ tuổi thích hợp để tiêm vacxin HPV: 9 - 26 tuổi. Theo các chuyên gia y tế, chị em phụ nữ nên đi tiêm phòng HPV càng sớm càng tốt và vacxin này có hiệu quả bảo vệ lên đến 30 năm.

2. Nên tiêm vacxin Covid trước hay sau khi tiêm vacxin HPV? Khoảng cách tiêm chủng giữa các loại vacxin là bao lâu? 

Virus SARS-CoV-2 có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp và tiếp xúc với giọt bắn, dễ dàng lây nhiễm trong cộng đồng ngay cả khi mọi người đã sử dụng các biện pháp phòng vệ an toàn. Ngoài ra hiện nay trên cả nước tình hình dịch Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát triệt để tại các tỉnh thành, do đó nhằm sớm quay trở lại công việc và cuộc sống bình thường, bạn nên tiêm vacxin Covid-19 trước khi tiêm vacxin HPV.

Nếu lo lắng rằng mình sắp quá thời hạn để tiêm vacxin HPV thì bạn hãy tham khảo tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa, cân nhắc nên tiêm loại vacxin nào trước dựa trên tình hình dịch bệnh nơi mình đang cư trú.

Nên tiêm vacxin Covid trước hay sau khi tiêm vacxin HPV là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ

Nên tiêm vacxin Covid trước hay sau khi tiêm vacxin HPV là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ

Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng riêng vacxin Covid-19 cách tối thiểu 14 ngày trước hoặc sau khi thực hiện tiêm các loại vacxin khác. Trong trường hợp đặc biệt trong khi tiêm chủng nhất thiết phải phối hợp vacxin Covid-19 với loại vacxin khác thì nên tiêm mỗi loại tại 2 chi riêng biệt, nếu tiêm cùng 1 chi thì cần tiêm cách nhau ít nhất 2,5cm trở lên tại vị trí tiêm.

3. Các phản ứng sau khi tiêm vacxin là gì?

3.1. Vacxin Covid-19

Cũng giống như các loại vacxin phòng bệnh khác, vacxin Covid-19 có thể gây nên một số phản ứng sau tiêm và hầu như là xảy ra trong thời gian ngắn, nhẹ, gây ảnh hưởng không đáng kể đến sinh hoạt thường nhật của người được tiêm chủng. Ngoài ra cơ địa mỗi người là khác nhau, không phải tất cả mọi người đều trải qua phản ứng sau khi tiêm.

Dưới đây là phần lớn các tác dụng phụ có thể xuất hiện sau khi tiêm vacxin Covid-19:

  • Đau tại vị trí tiêm;

  • Mệt mỏi, buồn ngủ;

  • Đau nhức các cơ;

  • Đau đầu;

  • Bị sốt.

Sau khi tiêm bất kỳ loại vacxin nào, mọi người cần ở lại theo dõi các phản ứng sau tiêm ít nhất 30 phút

Sau khi tiêm bất kỳ loại vacxin nào, mọi người cần ở lại theo dõi các phản ứng sau tiêm ít nhất 30 phút

Những biểu hiện này thường kéo dài từ 1 - 3 ngày sau khi tiêm liều 1 hoặc cả 2 liều. Nếu bạn có những tác dụng phụ nhẹ nêu trên thì hoàn toàn có thể tiêm được liều thứ 2.

3.2. Vacxin HPV

Sau khi tiêm vacxin HPV, bạn cũng có thể gặp những dấu hiệu như sau:

  • Đau, sưng tại chỗ tiêm;

  • Mệt mỏi, cơ thể đau nhức;

  • Đau đầu;

  • Đau bụng, tiêu chảy;

  • Nổi mề đay;

  • Buồn nôn, nôn mửa;

  • Sốt;

  • Quá mẫn.

Nếu các vấn đề trên trở nên nghiêm trọng và không thuyên giảm, bạn cần đến khám ngay tại các cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời tình huống sau tiêm vacxin.

Đối với các loại vacxin mới như vacxin ngừa Covid-19, bạn đặc biệt cần lưu ý các phản ứng nặng sau:

  • Phát ban, đỏ da, môi mẩn đỏ, tím tái;

  • Tê quanh khu vực môi hoặc lưỡi;

  • Căng cứng, ngứa ngáy, khản đặc và tắc nghẹn ở họng;

  • Thở khò khè, thở rít, thở dốc, khó thở, nghẹt thở và ho;

  • Đau quặn bụng, nôn, tiêu chảy;

  • Chóng mặt, mạch yếu, choáng váng, xây xẩm mặt mày, muốn ngã, tay chân co quắp;

  • Sốt  cao trên 39 độ C;

  • Đau và sưng đỏ lan rộng tại chỗ tiêm, huyết áp thay đổi, đau cơ dữ dội;

  • Các biểu hiện biến chứng huyết khối - giảm tiểu cầu:

  • Thay đổi thị lực;

  • Tinh thần sa sút, hay lơ mơ, ngủ gà;

  • Đau ngực và khó thở;

  • Đi cầu lẫn phân đen hoặc máu tươi;

  • Đau chân, sưng chân;

  • Trên da có xuất hiện vết bầm tím dạng chấm hoặc thành mảng;

  • Xuất huyết mũi, kết mạc mắt, chảy máu răng,...

Tỷ lệ số trường hợp gặp biến chứng  nghiêm trọng là rất nhỏ. Tuy nhiên nếu  bạn cảm nhận được những dấu hiệu trên, cần tới ngay bệnh viện gần nhất để được khám và chăm sóc, xử trí kịp thời.

4. Chăm sóc cơ thể sau khi tiêm chủng sao cho phù hợp

Sau khi tiêm ngừa vacxin Covid-19 hoặc bất kỳ vacxin nào, người được tiêm chủng cũng cần ở lại địa điểm tiêm ít nhất 30 phút để được theo dõi các phản ứng tại chỗ. Ngoài ra sau khi về nhà, người được tiêm cần áp dụng một chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và vận động hợp lý theo khuyến cáo dưới đây (Nguồn: Trung tâm kiểm soát bệnh  tật TP.HCM - HCDC):

Lưu ý sau tiêm vacxin Covid-19 và cả những vacxin khác

Lưu ý sau tiêm vacxin Covid-19 và cả những vacxin khác

Bài viết trên đây đã giải đáp băn khoăn của rất nhiều bạn đọc: nên tiêm vacxin Covid trước hay sau khi tiêm vacxin HPV? Cần phải nhấn mạnh rằng, virus SARS-CoV-2 và HPV đều rất nguy hiểm đối với sức khỏe con người, do đó việc tiêm phòng 2 loại vacxin này là vô cùng cần thiết. Dựa trên tình hình diễn biến của dịch Covid-19, bạn nên cân nhắc tiêm phòng Covid trước và tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ tiêm chủng.

Hiện nay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC vẫn đang triển khai chương trình tiêm chủng vacxin phòng ngừa các loại bệnh, đồng thời có dịch vụ thăm khám và theo dõi sức khỏe tại nhà dành cho những người sau khi tiêm vacxin Covid-19. Để biết thêm thông tin chi tiết về các gói khám, xin vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC các bạn nhé!

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh: những điều cha mẹ nên biết

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh là giải pháp phòng ngừa chứng rối loạn xuất huyết dẫn đến tử vong và nhiều di chứng nguy hiểm khác do thiếu hụt vitamin này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất để cha mẹ hiểu về ý nghĩa của mũi tiêm vitamin K ngay sau khi trẻ chào đời.
Ngày 01/06/2023

Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho bé và những điều cha mẹ nên biết

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản, cha mẹ nên tìm hiểu và cho con tiêm phòng sớm. Trước khi tiêm chủng, chúng ta cần lựa chọn loại vắc xin phù hợp, tuân thủ lịch tiêm phòng để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo bài viết sau để có thêm nhiều thông tin bổ ích trước khi cho trẻ đi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản.
Ngày 01/06/2023

Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung HPV tiêm mấy mũi?

Ung thư cổ tử cung đang ngày càng phổ biến ở người trẻ tuổi và trở thành nỗi lo lắng của mọi chị em phụ nữ. Vì thế, hiện nay việc tiêm phòng HPV để ngừa ung thư cổ tử cung luôn được quan tâm hơn bao giờ hết. Vậy vắc xin HPV tiêm mấy mũi? Khi nào là thời điểm tiêm ngừa tốt nhất?
Ngày 30/05/2023

Chia sẻ lịch tiêm vắc xin phế cầu dành cho trẻ nhỏ

Phế cầu là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh nhiễm trùng, sức đề kháng suy giảm nghiêm trọng. Để ngăn ngừa sự tấn công của loại vi khuẩn này, các bậc phụ huynh nên chủ động đưa bé đi tiêm vắc xin phế cầu. Vậy lịch tiêm chủng như thế nào, mời cha mẹ tham khảo trong bài viết này.
Ngày 30/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp